KHÁCH HÀNG - ĐỐI TÁC
0982858968
0919915263
Họ Trần Tỉnh Quảng Ninh Họ Trần Thành Phố Hạ Long
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người đang online:
Tổng số lượt truy cập:
5
1505103
LIÊN KẾT WEBSITE
LỊCH SỬ HỌ TRẦN-KHÁI QUÁT
(Ngày đăng 22/12/2016 - 11523 lượt xem)
LỊCH SỬ HỌ TRẦN-KHÁI QUÁT

LỊCH SỬ HỌ TRẦN-KHÁI QUÁT

(Mục sưu tầm)

 

Trần (chữ Hán: . Trung <>/ chén) là một họ  Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore và một số nơi khác trên thế giới. Đây cũng là tên của một triều đại của lịch sử Việt Nam và một triều đại khác  Trung Quốc.

Theo thăm dò của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, tháng 1 năm 2006, họ Trần đứng thứ 5 về số người tại Trung Quốc. Họ Trần phổ biến hơn tại miền Nam Trung Quốc. Tại Đài Loan, đây cũng là họ phổ biến nhất, chiếm 11% dân số. Tại Singapore, họ này thỉnh thoảng được viết với ký tự Latinh  Chern. Theo tiếng Quảng Đông, họ này cũng được viết với ký tự Latinh là Chan. Một số cách viết Latinh khác (từ các phương ngữ khác nhau) cũng có thể bắt gặp là Tan (Tân) (tiếng Mân Nam), Tang, Ding (tiếng Phúc Châu), Chin (tiếng Khách Gia, tiếng Nhật: ちん), Chun hay Jin (tiếng Triều Tiên), Zen (giọng Thượng Hải). Ở Việt Nam, nhiều người ở miền Bắc (ngoại trừ vùng hạ lưu sông Hồng và ven biển) phát âm "tr" trong chữ "Trần" thành "ch"; trong khi nhiều nơi khác đọc theo chuẩn tiếng Việt.

Theo lối chiết tự, chữ Trần còn có thể đọc là Đông A (vì được ghép từ hai chữ Đông () và A ()). Khi nhà Trần tại Việt Nam giành chiến thắng trong ba cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên, khí thế chiến đấu của quân dân nhà Trần còn được gọi là "hào khí Đông A".

Lịch sử

Tại Trung Quốc

Danh từ họ Trần bắt nguồn từ họ Quy (, bính âm: Gūi), một họ Trung Quốc cổ, hậu duệ của vua Thuấn, một trong Tam Hoàng Ngũ Đế. Khi Chu Vũ Vương thiết lập nhà Chu, ông đã dành vùng đất Trần cho các con cháu vua Thuấn thành lập quốc gia riêng. Để thể hiện sự kính trọng tới vua Thuấn, tiểu quốc Trần được xem là một trong ba khách quốc của nhà Chu (tam khác, 三恪, bính âm: Sān Kè), nghĩa là quốc gia này không bị lệ thuộc mà chỉ là khách. Tuy nhiên, về sau, lãnh thổ này bị nước Sở chiếm đóng vào thế kỷ 5 TCN. Từ đó, những người sống tại đây lấy Trần làm họ của mình.

Vùng đất Trần thời Chu Vũ Vương cũng là nơi Vĩ Mãn, con Ngu Yên, hậu duệ vua Ngu Thuấn được phong vương và khởi sinh họ Hồ tại đây. Theo Sử ký Tư Mã Thiên, Hồ công Mãn là thủy tổ họ Trần chứ không phải họ Hồ. Vua Chu Vũ Vương sau khi diệt nhà Thương, tìm được Quy Mãn là dòng dõi vua Thuấn và phong cho làm vua nước Trần. Sau khi mất, Mãn được đặt thụy hiệu là Trần Hồ công. Công là tước, Hồ là thụy hiệu chứ không phải họ. Từ Trần Hồ công truyền các đời, tới Trần Tương công, Trần Thân công... Các vua nước Trần từ thời Tây Chu trở đi đều là dòng dõi Trần Hồ công chứ không phải mang họ Hồ.

Tại Việt Nam

Tổ tiên của dòng dõi nhà Trần tại Việt Nam có nguồn gốc dân tộc Mân ở quận Tần Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Hoa. Trần Quốc Kinh từ Phúc Kiến sang Việt Nam vào khoảng năm 1110, thời vua Lý Nhân Tông (1072-1127), lúc đầu cư trú tại xã An Sinh, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh ngày nay; sống bằng nghề chài lưới trên sông nước, trên đường làm ăn chuyển dần vào hương Tức Mạc, huyện Thiên Trường (Nam Định). Đến đời con là Trần Hấp dời mộ tổ sang sinh sống tại Tam Đường, phủ Long Hưng, nay là vùng đất thuộc Thái Bình. Trần Hấp sinh ra Trần Lý  Trần Hoằng Nghi. Trần Lý sinh ra Trần Thừa (sau được tôn là Trần Thái Tổ), Trần Tự Khánh  Trần Thị Dung. Trần Hoằng Nghi sinh được ba người con trai: Trần An Quốc, Trần An Bang  Trần Thủ Độ.

Có nguồn tin trong dân gian nói là con cháu họ Trần có gia tộc đổi sang họ Bùi để luôn ghi nhớ họ gốc của mình. Theo Hán ngữ chữ Bùi gồm chữ Phi và chữ Y tạo thành, Phi Y có nghĩa là không có áo quần, là ở trần, tức họ Trần.

Dưới thời Lê Thánh Tông, dòng họ này phải đổi sang họ Trình. Sau khi lên ngôi và trừ khử Trần Cảo, Lê Lợi đã tiến hành ban Quốc tích và ban họ cho một số đại thần như Trần Nguyên Hãn thành Lê Hãn. Sau khi Trần Nguyên Hãn bị diệt, nhà Lê đã truy tìm con cháu của ông khiến con trai là Trần Trung Khoản tự là Trung Lương phải tục bỏ đi và đổi ra họ Quách  và Trần Đăng Huy phải đổi sang họ Đào.

Sau khi Lê Thánh Tông lên ngôi được hai tháng, ông hạ chiếu đổi tên tất cả những ai đang phạm vào chữ huý của Hoàng Thái hậu Phạm Ngọc Trần. Nhà vua lấy cớ rằng: Cung từ Hoàng Thái hậu họ Phạm, tên huý là Ngọc Trần, nên yết thị cho trong kinh thành, ngoài các đạo, phàm nơi có "họ Trần" đổi chép làm chữ "Trình". Có đánh giá cho rằng Lê Thánh Tông đã dùng kị huý như là một thủ đoạn để ngăn chặn ảnh hưởng và ngầm đe doạ con cháu họ Trần về các ảo tưởng phục thù. Lệnh này được thực thi triệt để, ai cũng phải tuân theo. Ví như trường hợp của ông Trình Thanh (vốn họ Hoàng sau đổi sang họ Trần nhưng sau lại phải đổi lại thành họ Trình), sau này đến Trần Khắc Minh (cháu của Trình Khanh) mới đổi lại họ Trần.

Theo những tư liệu lịch sử để lại, con cháu họ Trần bên Việt Nam hiện nay có nguồn gốc thuần Việt Nam./.